Wednesday 22 March 2017

Công dụng của Đông trùng hạ thảo

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên Tập San Nấm Dược Liệu Quốc Tế (International Journal of Medicinal Mushrooms), đông trùng hạ thảo đã được chứng minh là có những công dụng như sau:

- Bồi bổ và chống suy nhược cơ thể: Đông trùng hạ thảo có chứa tới 17 loại acid amin, các nguyên tố vi lượng và các loại vitamin A, C, D, E, K, B1, B2… các khoáng chất Ca, Fe, Zn, Mn, Cu… nên có thể cung cấp các dưỡng chất cần thiết bồi bổ cho cơ thể. Đồng thời đông trùng hạ thảo còn giúp làm gia tăng ATP (Ađênôzin triphôtphat — nguồn năng lượng cho mọi hoạt động của tế bào) và oxy, làm tăng cường trao đổi chất, giúp cho người sử dụng luôn khỏe mạnh và không bị các triệu chứng mệt mỏi. Vì vậy đông trùng hạ thảo thích hợp để làm thuốc bổ dùng cho người gầy yếu, người mới khỏi bệnh hiểm nghèo, người hay phải thức đêm làm việc…

- Kích thích hệ miễn dịch: Trong đông trùng hạ thảo có chứa chất hiếm Selen, là chất có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh xâm nhập và loại bỏ các chất gây hại trong cơ thể. Nhưng không chỉ có vậy, năm 1996, các nhà khoa học đã thật sự kinh ngạc khi phát hiện chính đông trùng hạ thảo cũng có khả năng ức chế hệ miễn dịch (có tác động rất lớn đến phẫu thuật cấy ghép nội tạng – giữ cho nội tạng mới ghép không bị tổn thương).

- Giúp kiểm soát tiểu đường- ổn định đường huyết: Đông trùng hạ thảo có khả năng điều tiết đường huyết trong cơ thể. Thử nghiệm cho thấy trên 90% bệnh nhân điều trị tiểu đường bằng 3gram đông trùng hạ thảo mỗi ngày có sự chuyển biến trong lượng đường huyết.

- Làm giảm lượng Cholesterol: Đông trùng hạ thảo đã được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng tốt trong việc làm giảm lượng cholesterol trong máu.

- Điều trị các bệnh về phổi: Đông trùng hạ thảo có khả năng tăng cường hiệu năng sử dụng oxy trong cơ thể cùng với vị ngọt, tính ấm nó có thể giúp điều trị nhiều bệnh về đường hô hấp, bao gồm cả các bệnh nghiêm trọng như hen suyễn, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), viêm phế quản, giúp ức chế cơn co khí quản…

- Chữa các bệnh liên quan đến thận: Nhờ việc có thể làm tăng nồng độ 17 -hydroxy-corticosteroid và 17 - ketosteroid trong cơ thể nên đông trùng hạ thảo có thể giúp điều trị và phục hồi chứng năng hầu hết các bệnh và triệu chứng bệnh liên quan tới thận như suy thận mãn tính, suy giảm chức năng thận, tổn thương thận.

- Điều trị các bệnh liên quan tới gan: Đông trùng hạ thảo hỗ trợ khá hữu hiệu trong việc điều trị các bệnh về gan, viêm gan virus, giúp tăng hiệu quả hoạt động của gan.

CẬP NHẬT MỚI

 

- Hỗ trợ điều trị ung thư: Chất Selen có trong đông trùng hạ thảo không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Ngoài ra, các nghiên cứu lâm sàng được tiến hành tại Nhật Bản và Trung Quốc đã cho thấy các bệnh nhân bị các chứng ung thư khác nhau được tiêm 6 gram đông trùng hạ thảo mỗi ngày kết hợp với hóa trị trong vòng 2 tháng đã làm giảm đáng kể kích thước khối u.

- Tác động tốt đến hệ tim mạch: Các chất adenosine, deoxy-adenosine, nucleotide adenosine và các loại nucleotide tự do có trong đông trùng hạ thảo hỗ trợ điều chỉnh và ổn định nhịp tim. Chất D-mannitol với hàm lượng tương đối cao còn giúp làm giãn nở cơ tim và mạch máu, làm giảm mỡ máu, giảm cholesterol và lipo-protein, rất tốt cho hệ tim mạch và thần kinh. Đối với các bệnh nhân suy tim mãn tính thì các chất digoxin, hydrochlorothiaside, dopamine và dobutamine trong đông trùng hạ thảo cũng giúp họ cải thiện cuộc sống, nâng cao thể chất, sức khoẻ, chức năng tim cũng như về đời sống tình dục.

- Cải thiện chức năng sinh lý: Đông trùng hạ thảo cải thiện và nâng cao chức năng sinh lý ở cả nam lẫn nữ, giúp bổ thận tráng dương ở nam, suy giảm ham muốn, bất lực, vô sinh, giúp phụ nữ điều hòa nội tiết tố, cải thiện chứng lạnh tử cung (thường gặp ở các trường hợp hiếm muộn, sảy thai).

- Chống lão hóa và làm đẹp cho phụ nữ: Đối với phụ nữ, nhất là những phụ nữ sau khi sinh con thì quá trình lão hóa diễn ra rất nhanh. Sử dụng đông trùng hạ thảo mỗi ngày sẽ giúp làm chậm quá trình oxy hóa, tái tạo là da căng mịn, đầy sức sống, đồng thời giúp giảm nếp nhăn trên da, giảm nám da, sạm da hiệu quả. Thêm vào đó nó cũng làm chậm thời kỳ tiền mãn kinh và kéo dài thời kỳ mãn kinh, không làm rối loạn nội tiết. Đối với phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh thì sử dụng đông trùng hạ thảo sẽ giảm vết rạn nứt trên da bụng và đùi, bồi bổ sức khỏe, giúp mẹ bầu có sữa ngay sau khi sinh.

Cách dùng: Hầm gà, vịt, bồ câu, chim cút, ba ba; ngâm rượu; hãm nước sôi uống và ăn cả cái; nghiền bột nấu cháo... Mỗi ngày dùng 3-5gram.

Tuesday 21 March 2017

ngôi nhà phủ đầy cây xanh tuyệt đẹp giữa thủ đô

Scent house được sửa chữa và cải tạo trên nền nhà cũ đã tồn tại suốt 15 năm qua. Ngôi nhà gây ấn tượng đặc biệt và thu hút mọi chú ý của người qua đường bởi bao quanh công trình được phủ kín bằng rất nhiều cây xanh và hoa.

Nằm tại vị trí thuận lợi thoáng sáng ngay ngã ba đường, tuy nhiên toàn bộ mặt tiền của căn nhà lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của nắng hướng Tây. Chính vì vậy, chủ nhà đã quyết định chọn một hệ lam thép bao bọc quanh để làm xương sống cho giàn cây leo phủ xanh mặt tiền.

Scent house được thiết kế với 4 tầng: Tầng 1 là dành cho phòng khách, bếp ăn. Trên tầng 2 và tầng 3 là phòng ngủ, phòng làm việc và tầng trên cùng là cả một khu vườn đầy cây xanh và một phòng thờ. Mọi không gian trong nhà được bố trí đơn giản nhưng vô cùng thoáng mát và tiện nghi.

Cùng ngắm ngôi nhà tuyệt đẹp này.

Cây xuất hiện ở khắp mọi nơi: từ vỉa hè, sân, tường nhà và trên sân thượng.

Nằm ở vị trí thuận lợi thoáng sáng ngay ngã ba đường, tuy nhiên toàn bộ mặt tiền ngôi nhà lại ngoảng về hướng Tây.

Chính vì vậy chủ nhà đã sử dụng cả một hệ lam thép bao bọc xung quanh để cây leo có thể phủ xanh toàn bộ ngôi nhà nhằm tránh nóng.

Không chỉ có cây xanh mà trên các tầng chủ nhân cũng trồng rất nhiều loại hoa tạo hương thơm mát cho toàn bộ ngôi nhà.

Tường rào bao quanh ngôi nhà được xây bằng gạch cũ và phủ kín bởi cây xanh.

Lối vào nhà xanh mát với rất nhiều cây.

Không gian nơi đây yên bình và mang đâm nét cổ xưa, hoang dã.

Bước vào ngôi nhà ngay tầng 1 là phòng khách và khu vực bếp ăn.

Sự đơn giản, dân dã của ngôi nhà thể hiện rất rõ qua việc sử dụng nội thất: sàn láng xi măng, trần bê tông, và bức tường gạch mộc.

Bên trong là khu bếp ăn thoáng rộng và mang đậm nét thôn quê dân dã.

Bức tường gạch mộc xuyên suốt cầu thang từ tầng 1 lên tầng 4 tạo điểm nhấn bắt mắt cho ngôi nhà.

Không gian cầu thang cũng được thiết kế đơn giản với lan can bằng những thanh thép thẳng đứng.

Nơi đây cũng được chủ nhà rồng nhiều cây xanh giúp lối đi thêm đẹp.

Phòng tắm rộng thoáng cạnh cửa sổ.

Ngôi nhà được thiết kế theo không gian mở nhìn ra bên ngoài để thuận lợi cho việc ngắm nhìn cây xanh cũng như khung cảnh thành phố xung quanh.

Từ trong nhà nhìn ra như phía trước là cả một khu rừng xanh mát tuyệt đẹp.

Trên sân thượng là cả một khu vườn rộng với nhiều cây xanh và hoa.

Căn phòng nhỏ là nơi chủ nhà đặt phòng thờ.

Phối cảnh toàn bộ ngôi nhà nhìn từ trên cao.

ngôi nhà phủ đầy cây xanh tuyệt đẹp giữa thủ đô

Scent house được sửa chữa và cải tạo trên nền nhà cũ đã tồn tại suốt 15 năm qua. Ngôi nhà gây ấn tượng đặc biệt và thu hút mọi chú ý của người qua đường bởi bao quanh công trình được phủ kín bằng rất nhiều cây xanh và hoa.

Nằm tại vị trí thuận lợi thoáng sáng ngay ngã ba đường, tuy nhiên toàn bộ mặt tiền của căn nhà lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của nắng hướng Tây. Chính vì vậy, chủ nhà đã quyết định chọn một hệ lam thép bao bọc quanh để làm xương sống cho giàn cây leo phủ xanh mặt tiền.

Scent house được thiết kế với 4 tầng: Tầng 1 là dành cho phòng khách, bếp ăn. Trên tầng 2 và tầng 3 là phòng ngủ, phòng làm việc và tầng trên cùng là cả một khu vườn đầy cây xanh và một phòng thờ. Mọi không gian trong nhà được bố trí đơn giản nhưng vô cùng thoáng mát và tiện nghi.

Cùng ngắm ngôi nhà tuyệt đẹp này.

Cây xuất hiện ở khắp mọi nơi: từ vỉa hè, sân, tường nhà và trên sân thượng.

Nằm ở vị trí thuận lợi thoáng sáng ngay ngã ba đường, tuy nhiên toàn bộ mặt tiền ngôi nhà lại ngoảng về hướng Tây.

Chính vì vậy chủ nhà đã sử dụng cả một hệ lam thép bao bọc xung quanh để cây leo có thể phủ xanh toàn bộ ngôi nhà nhằm tránh nóng.

Không chỉ có cây xanh mà trên các tầng chủ nhân cũng trồng rất nhiều loại hoa tạo hương thơm mát cho toàn bộ ngôi nhà.

Tường rào bao quanh ngôi nhà được xây bằng gạch cũ và phủ kín bởi cây xanh.

Lối vào nhà xanh mát với rất nhiều cây.

Không gian nơi đây yên bình và mang đâm nét cổ xưa, hoang dã.

Bước vào ngôi nhà ngay tầng 1 là phòng khách và khu vực bếp ăn.

Sự đơn giản, dân dã của ngôi nhà thể hiện rất rõ qua việc sử dụng nội thất: sàn láng xi măng, trần bê tông, và bức tường gạch mộc.

Bên trong là khu bếp ăn thoáng rộng và mang đậm nét thôn quê dân dã.

Bức tường gạch mộc xuyên suốt cầu thang từ tầng 1 lên tầng 4 tạo điểm nhấn bắt mắt cho ngôi nhà.

Không gian cầu thang cũng được thiết kế đơn giản với lan can bằng những thanh thép thẳng đứng.

Nơi đây cũng được chủ nhà rồng nhiều cây xanh giúp lối đi thêm đẹp.

Phòng tắm rộng thoáng cạnh cửa sổ.

Ngôi nhà được thiết kế theo không gian mở nhìn ra bên ngoài để thuận lợi cho việc ngắm nhìn cây xanh cũng như khung cảnh thành phố xung quanh.

Từ trong nhà nhìn ra như phía trước là cả một khu rừng xanh mát tuyệt đẹp.

Trên sân thượng là cả một khu vườn rộng với nhiều cây xanh và hoa.

Căn phòng nhỏ là nơi chủ nhà đặt phòng thờ.

Phối cảnh toàn bộ ngôi nhà nhìn từ trên cao.

Thoại Ngọc Hầu



Thoại Ngọc Hầu (chữ Hán: 瑞玉侯, 1761-1829), tên thật là Nguyễn Văn Thoại hay Nguyễn Văn Thụy (chữ Hán: 阮文瑞)à một danh tướng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Thoại Ngọc Hầu có công lao to lớn đối với vùng đất Nam Bộ. Ông là người có tâm và có tầm với cái nhìn chiến lược, có ý chí kiên định và là người tài đức vẹn toàn. Ngoài vai trò là một danh tướng, nhà doanh điền, nhà quản lý hành chánh, nhà văn hóa và ngoại giao giỏi; ông còn là một người con luôn nặng tình với nhân dân, với quê hương, với vợ con và bằng hữu .



Nguyễn Văn Thoại sinh ngày 26 tháng 11 năm Tân Tỵ (1761) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22, tại xóm An Trung, làng An Hải, thuộc huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam thời Nguyễn; nay thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Cha ông là Nguyễn Văn Lượng, sinh thời làm chức từ thừa, là một chức quan nhỏ chuyên lo việc tế tự tại các đền miếu do nhà nước lập ra. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Tuyết, vợ thứ của ông Lượng .
Thời Nguyễn Văn Thoại sinh ra và lớn lên lúc Trịnh và Nguyễn đánh nhau liên miên, tiếp theo nữa là phong trào Tây Sơn nổi dậy (1771). Vì thế, mẹ ông phải dẫn ông và hai em chạy nạn vào Nam, cuối cùng định cư ở làng Thới Bình trên cù lao Dài, nằm giữ sông Bang Tra và sông Cổ Chiên; nay thuộc địa phận huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Năm Đinh Dậu (1777), 16 tuổi, Nguyễn Văn Thoại đến xin đầu quân Nguyễn tại Ba Giồng (Định Tường). Năm 1778, ông có mặt trong trận chiến đấu chiếm lại thành Gia Định.
Năm 1782, quân Tây Sơn đánh bại quân chúa Nguyễn ở cửa Cần Giờ, ông phò chúa Nguyễn Phúc Ánh chạy về Ba Giồng (Định Tường). Từ năm 1784 đến năm 1785, ông đã theo chúa Nguyễn sang Xiêm La hai lần để cầu viện.
Từ năm 1787 đến năm 1789, Nguyễn Văn Thoại có công trong việc thu lại thành Gia Định nên được phong chức Cai cơ.
Năm 1791, ông được cử là Trấn thủ hải khẩu Tắc Khái (tức cửa Lấp thuộc Bà Rịa).
Năm 1792, ông lại sang Xiêm La, trên đường về đã đánh tan bọn cướp biển Bồ Đà (Giavanays, người Java). Liên tục các năm 1796, 1797, 1799 ông đều được chúa cử sang nước Xiêm La.
Năm 1800, Nguyễn Văn Thoại được phong Khâm sai Thượng đạo Bình Tây tướng quân, phối hợp với Lào đánh quân Tây Sơn ở Nghệ An. Nhưng đến năm 1801, thì ông bị giáng cấp, xuống chức Cai đội quản suất Thanh Châu đạo, vì tự ý bỏ về Nam mà không đợi lệnh trên[5].
Năm 1802, chúa Nguyễn thống nhất đất nước, lên ngôi vua hiệu là Gia Long. Trong dịp tặng thưởng các bề tôi có công, Nguyễn Văn Thoại cũng chỉ được phong Khâm sai Thống binh cai cơ, nhận nhiệm vụ ra thu phục Bắc Thành rồi được giữ chức Trấn thủ ở nơi đó. Ít lâu sau ông nhận lệnh làm Trấn thủ Lạng Sơn, rồi lại vào Nam nhận chức Trấn thủ Định Tường (1808). Năm 1812, ông sang Cao Miên đón Nặc Ông Chân về Gia Định. Năm 1813, ông hộ tống Nặc Chân về nước và ở lại nhận nhiệm vụ bảo hộ Cao Miên.
Ở Cao Miên được ba năm, Thoại Ngọc Hầu được triệu về Huế (1816), rồi nhận chức trấn thủ trấn Vĩnh Thanh (1817). Cũng trong năm này, ông cho lập 5 làng trên cù lao Dài.
Ở trấn Vĩnh Thanh, ông sốt sắng lo việc khẩn hoang lập ấp, đào kinh đắp đường, phát triển và bảo vệ vùng đất mới. Các công trình lớn của ông còn để lại cho đời sau là:
Kênh Thoại Hà: khởi đào vào năm 1818, dài hơn 30 km, nối rạch Đông Xuyên (Long Xuyên) với ngọn Giá Khê (Rạch Giá). Đào xong được vua Gia Long đã cho phép lấy tên ông để đặt cho tên núi (Thoại Sơn) và tên kênh (Thoại Hà).
Kênh Vĩnh Tế: đào theo biên giới Tây Nam nối liền Châu Đốc-Hà Tiên (tức nối sông Châu Đốc ra vịnh Thái Lan). Kênh dài hơn 87 km, huy động hàng vạn nhân công thực hiện từ năm 1819-1824 (có hoãn đào 4 lần). Con kênh được đặt tên theo tên vợ chính của ông, phu nhân Châu Thị Tế.
Năm 1823, ông cho lập 5 làng trên bờ kênh Vĩnh Tế là Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế, Vĩnh Điều, Vĩnh Gia và Vĩnh Thông[6]. Liên quan đến việc mộ dân lập làng của ông, sử nhà Nguyễn có đoạn chép: "Án thủ Châu Đốc là Thống chế Nguyễn Văn Thụy trước mộ dân dời đến ở đất biên thùy, đặt ra 20 xã thôn, vay của công 1.900 quan tiền và 1.500 phương gạo cho dân, đã hoãn nhiều năm, dân vẫn chưa trả được. Đến nay Thụy đem của nhà trả bù cho dân" .
Năm 1825, ông cho đắp con đường từ Châu Đốc lên Lò Gò (tức thị trấn Angkor Borei ngày nay) - Sóc Vinh nối các làng với nhau rất tiện lợi trong việc đi lại cho nhân dân.
Lộ Núi Sam-Châu Đốc, dài 5 km, làm từ năm 1826 đến 1827, huy động gần 4.500 nhân công. Làm xong, ông cho khắc bia "Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương" dựng tại núi Sam năm 1828 để kỷ niệm. Ngày nay, tấm bia không còn, nhưng còn văn bia trong sử sách.
Những công trình trên được xem là cơ sở để người Việt đặt chủ quyền lâu dài trên vùng đất mới này.
Ngoài các công trình trên, ông còn làm được nhiều việc khác trước khi mất như:

Năm 1820: đánh dẹp được cuộc nổi dậy của Sãi Kế. Sãi Kế là người Khmer không rõ tung tích đã làm cuộc nổi dậy chống lại nhà Nguyễn. Quan quân chống không nổi. Khi thế lực lớn dần, Sãi Kế tự xưng là Chiêu Vương, dẫn thuộc hạ đi đánh phá nhiều nơi trong trấn Phiên An (Gia Định), và quấy nhiễu cả đất Cao Miên. Tổng trấn Gia Định Thành lúc bấy giờ là Lê Văn Duyệt, liền sai Huỳnh Công Lý, sau lại cử thêm Nguyễn Văn Tri, Nguyễn Văn Thoại mới đánh dẹp được. Sãi Kế bị chém chết tại trận[9].
Năm 1821, ông giữ chức Thống Chế bảo hộ Cao Miên, kiêm Án thủ Châu Đốc đồn, kiêm quản trấn Hà Tiên. Ghi nhớ công lao bảo hộ của ông, tháng 4 âm năm 1824, Nặc Ông Chân (Ang Chan II), hiến tặng nhà Nguyễn thông qua Nguyễn Văn Thoại (để trả ơn Thoại), 3 vùng Chân Sum (còn gọi là Chân Thành hay Chân Chiêm, nằm giữa Giang Thành và Châu Đốc), Mật Luật (Ngọc Luật, cũng nằm giữa Giang Thành và Châu Đốc), Lợi Kha Bát (Prey Kabbas tỉnh Takeo). Nhà Nguyễn chỉ lấy 2 đất Chân Sum và Mật Luật (Mật Luật sau thành đất huyện Tây Xuyên). Chân Sum sau được phân vào hai huyện Hà Âm và Hà Dương từng thuộc phủ Tĩnh Biên tỉnh Hà Tiên, trước khi chia về cho tỉnh An Giang.
Năm 1827: Lập đội quân Châu Đốc để phòng giữ Châu Đốc, lập đội quân An Hải để phòng giữ Hà Tiên. Cũng trong năm này, ông đã có chuyến về thăm quê hương là làng An Hải. Trong những ngày ở quê, ông đã cho lập lại chợ An Hải, đồng thời phụng cúng tiền của để xây dựng đình, chùa của làng. Đi ghi nhớ công lao, dân làng đã tôn vinh ông là hậu hiền .
Tháng 9 năm 1828: Dựng bia Vĩnh Tế sơn, còn gọi là bia "Thừa Đế lịnh tế cô hồn Vĩnh Tế tân kinh", bài văn khắc 730 chữ, nội dung tế cô hồn những dân, binh chết do đào kênh., cho thu nhặt và cải táng hài cốt của sưu dân đã mất trong khi đào kênh Vĩnh Tế...
Nguyễn Văn Thoại mất vì bệnh tại nhiệm sở Châu Đốc vào ngày 6 tháng 6 (âm lịch) năm Kỷ Sửu (1829), hưởng thọ 68 tuổi [11]. Theo bảng tóm lược của Nguyễn Văn Hầu, trong 52 năm công vụ, Nguyễn Văn Thoại (tức Thoại Ngọc Hầu) đã 7 lần sang Xiêm La, 2 lượt sang Lào và 11 năm giữ trọng trách bảo hộ Cao Miên (tức Campuchia ngày nay).
Thoại Ngọc Hầu và Châu Thị Tế được nhiều người dân ở An Giang cảm mến, nhớ ơn. Ở huyện Thoại Sơn, ngoài đền thờ, bia đá còn có khu du lịch mang tên Hồ Ông Thoại. Tại chân núi Sam, có một làng mang tên Vĩnh Tế. Hai tiếng Vĩnh Tế đời biểu lộ sự nhớ ơn của nhân dân đối với ông bà Bảo hộ Thoại.
Nơi ấy, còn có các câu ca dao:

Đi ngang qua cảnh núi Sam,
Thấy lăng ông lớn hai hàng lụy rơi.
Ông ngồi vì nước vì đời,
Hy sinh tài sản không rời nước non.
Nước kênh Vĩnh Tế lờ đờ,
Nhớ ông Bảo Hộ dựng cờ chiêu an.
Đồng An Trường chó ngáp,
Làng Quới Thiện trồng lác bốn mùa.
Nhớ ông Bảo Hộ ngày xưa,
Dựng làng, mở cõi nắng mưa dãi dầu .

Friday 10 April 2015

100% không che của Hot girl 9x Lý Sa Sa


Mới đây một người mẫu diễn viên tên Lý Sa Sa đã đăng tải những bức ảnh nude lộ gần 100% trên blog cá nhân của mình. Ngay lập tức bộ ảnh của cô nhận được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng .